Nhìn hàng biết thợ - câu ngạn ngữ này xưa nay vẫn đúng. Có vài giọt mật ong bị rơi ra mà không có chủ. Đám ong bầu tíu tít nhận là của mình nhưng Ong mật lại phản đối quyết liệt. Vụ án được trình ra trước Ong bò vẽ nhưng bò vẽ ta cũng không quyết định được là của ai. Đám nhân chứng là loài côn trùng có cánh kêu vo vo rằng bấy lâu này, cứ dựa vào màu sắc thì quả giống của nhà Ong mật, nhưng trong tổ của Ong bầu cũng có mật giống như vậy! Bò vẽ không biết xử lý làm sao. Có chú Kiến thợ lên tiếng:
- Để làm sáng tỏ phải mở cuộc điều tra.
Một Ong mật thận trọng bàn:
- Làm thế để làm gì, nếu thế có đến sáu tháng cũng chẳng tìm ra được rõ nguồn cơn, chúng ta vẫn không tìm ra chủ mật mà mật cũng hỏng mất. Bây giờ chủ tọa mới vội nói:
- Hay là đem đi nhờ Gấu phân biệt?
- Chẳng cần phải tranh cãi lôi thôi, chẳng phải nhiều lời khó hiểu làm chi. Cứ để chúng tôi và Ong bầu cùng làm việc, xem ai có thể làm ra được thứ mật ngọt ngào đẹp đẽ này.
Đám Ong bầu nghe thấy thế liền từ chối làm mật, chứng tỏ thuật ấy vượt xa tầm hiểu biết của Chúng. Còn Ong bò vẽ xử chỗ mật kia thuộc về mình. Lạy trời phù hộ cho những vụ kiện theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ ấy! Một lý đơn giản mà cũng là luật chung ta nên nhớ là: chẳng cần phải lao tâm khổ lực theo kiện làm gì trong khi kẻ khác chực ăn tươi nuốt sống ta, khi chúng làm ta mòn mỏi sự chờ đợi. Chúng làm vậy chỉ để đạt mục đích cuối cùng là thẩm phán được ăn sò còn người đi kiện phải đi đổ vỏ sò mà thôi.